Quê người - tác giả Tô Hoài


Nhắc đến Tô Hoài thì chắc hẳn ai cũng biết một tác giả nổi tiếng với nhiều tác phẩm để đời, à, vừa rồi thì nhà sách Phương Nam - nhà sách trực tuyến hàng đầu hiện nay - có làm một sự kiện về ông, để đưa tên tuổi của ông đến với mọi đọc giả hơn.


Sau đây là một số trích đoạn trong tác phẩm của ông. Mọi đôc giả nếu có nhu cầu thì thể tìm đọc thêm tại sach van hoc hay.

Giá bìa: 92,000 

Giá Phương Nam:73,600  (đã có VAT)
Tiết kiệm:18,400 ₫ (-20%)


TỜ GIẤY NÓI XẤU

Buổi sáng, có mấy đưá trẻ trong xóm Giếng đi học chữ Nho ở nhà thầy đồ Miên về. Chúng đi từ lúc tờ mờ sáng, sớm bằng những người thợ đi dệt cửi. Học nhốn nháo một lúc, đưá nào thuộc bài thì thầy đồ cho về trước. Nên chỉ lúc mặt trời tới lưng cây tre, chúng đã chạy uà cả ra đường.

Sớm hôm ấy, lũ trẻ về qua cưả đình trông thấy một mảnh giấy dán ở một cột trụ bên phải. Tò mò, chúng rủ nhau đứng lại xem. Trong mảnh giấy có chữ quốc ngữ viết bằng bút chì. Nhưng vì dán hơi cao, nên chúng phải côông kêêng nhau lên mới đánh vần được những chữ ấy. Lúc một đứa đã đọc xong, chúng cười và reo ầm ỹ, rồi chạy tất tả vào trong làng. Đưá nào về nhà đưá ấy và mỗi đưá lại bảo cho nhiều người trong làng biết rằng có cái giấy gì hay lắm, dán ở ngoài cửa đình.

Bấy giờ là sau bữa cơm sáng. Mọi người chưa phải vào khung cửi, đều đứng ở các cửa ngõ, cái tăm ngậm trên mồm. Nghe lũ trẻ nói bi bô, họ kéo ra cưả đình xem, đi lũ lưọt như đi xem hội. Những người đàn bà thập thò trong các cổng tán. Ở bờ rào này hỏi qua bờ rào khác. Nhưng chưa ai biết gì cả.

Trên trụ cột có dán một tờ giấy thực.

Một anh trai nhanh nhẩu chen vào tận nơi nói: "Xem giấy má gì nào. " Rồi anh cất giọng y a đọc to và thong thả cho mọi người xung quanh nghe:

>>> đọc thêm: sách hay nên đọc

CÁO BẠCH

Làng ta lắm chuyện nực cười,
Có ông Nhiêu Thục mặt thời đỏ gay.
Được cô con gái gớm thay !
Mười chín tuổi rày, tính đã trăng hoa.
Làng Thượng cho chí làng Nha,
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tấm thân bán rẻ đồng tiền,
Huýt còi một tiếng thời liền ra ngay.
Con đi mua rượu bố say,
Con hỡi tiền này con lấy ở đâu ?
Ai ơi ! đứng lại đầu cầu,
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Đứa nào mà bóc cuả ông cái giấy này thì chết một đời cha ba đời con đấy.

Người ta cười rầm lên. Ra đấy là một tờ giấy nói xấu. Rồi họ lại hò anh con trai giỏi giang chữ nghiã kia đọc lại một lượt thực rành rọt thực ngân nga. Lần này họ cười, vỗ tay đom đóp. Ai cũng lấy làm khoái chí. Cái gì chứ cái được nghe bới xấu nhau thì ai cũng có tính ấy.

Câu chuyện lan trong đám đông:

- Nhiêu Thục xóm Giếng phỏng ?

- Cái đĩ Ngây ư ?

- Con bé thế mà đốn. Hừm, thời buổi này, ai biết đâu được. Mới nứt mắt ra.

- Con gái không có mẹ là chúa đoảng.

Nhưng có một người kỹ hơn, nói:

- Thôi, ắt lại chuyện nói xấu nhau, con gái nhớn mang tiếng thế khó mà lấy được chồng. Đời thâm thực . . .

Người ta còn lào xào dò đoán và phẩm bình nhiều câu nưã rồi mới giải tán. Nhưng không ai sờ tay vào tờ giấy. Có bận chi đến họ mà họ phải bóc ! Thế là tin "có giấy nói lão Nhiêu Thục" bay khắp bốn xóm trong làng Nha. Những người đàn bà ở trong nhà cũng đều biết.

Một lúc sau ông Nhiêu Thục cũng biết. Đầu tiên ông nghe mang máng như có một chuyện gì ở ngoài cưả đình mà con trai họ kéo nhông nhốc ra xem. Rồi họ về trong xóm, vưà đi vưà cười hô hố. Ông Ba Cấn tạt vào nhà ông chơi. Ông Ba Cấn với ông Nhiêu Thục là hai anh em con nhà cậu về đằng ngoại. Ông Ba hốt hoảng ghé tai ông Nhiêu, nói nho nhỏ. Vậy là mặt ông Nhiêu cũng hốt hoảng chẳng khác gì ông Ba. Hai ông chạy đùng đùng ra ngõ. Ngây đương ngồi quay tơ, chẳng hiểu việc gì, ngẩn ngơ nhìn theo. Hai ông nối nhau chạy ra ngoài cưả đình trông lên tờ giấy dán ở cột trụ, rồi lại vội vàng chạy về trong xóm. Hai ông chạy về tìm thằng Tuế, con ông Ba Cấn. Bởi vì nó biết đọc chữ quốc ngữ.

Thằng Tuế lóc cóc theo bố và ông Nhiêu ra cưả đình. Người xem không còn ai nưã. Ông Nhiêu nâng Tuế lên cho nó đọc. Nó mới đọc đến câu "có ông Nhiêu Thục . . . " thì ông buông nó xuống. Trán ông mồ hôi đọng thành giọt. Ông bóc tờ giấy ở tường ra, rồi nói: "Mời ông với cháu về nhà tôi."

Cả ba người tất tưởi chạy về nhà ông Nhiêu. Ông sai thằng Toản ra đóng ngõ lại.

Rồi ông cùng với ông Ba Cấn, thằng Tuế vào tận trong buồng. Tuế cầm tờ giấy mà đọc. Bà Ba và Ngây đứng nghe ngoài cưả. Thằng Tuế đọc xong giấy "cáo bạch" đó thì bà Ba xô vào buồng. Ngây chạy ra đàng sau nhà đứng khóc rưng rức. Ông Nhiêu buông hai tay xuống đờ đẫn đuôi con mắt và thở dài một tiếng não nuột. Bà Ba mím môi, phát một câu chửi rít trong hai hàm răng:

- Đưá nào ăn dáy ngưá miệng ! Nó lại muốn bà bới cha đào ông nhà nó lên đấy.

Ông Ba Cấn bàn:

- Ta đem giấy này lên tường phủ. Nên làm cho ra nhẽ.

Ông Nhiêu mơ màng xua tay:

- Thôi ông ạ !



BÀ BA, NGƯỜI EM GÁI

Nhưng chỉ thôi lên cái việc tường phủ, bởi vì vốn nhà lành hiền, chẳng ai thông thạo việc quan tư gì. Nhưng cái việc cuả bà Ba thì bà làm ngay. Tuy ông Nhiêu Thục, ông Ba Cấn chẳng tỏ ý hoan nghênh, nhưng cũng không ra vẻ phản đối.

Buổi trưa hôm ấy, văng vẳng có tiếng mõ cốc cốc. Người ta thấy bà Ba đi giưã đường, một tay cầm cái ống tre, một tay cầm cái dùi. Đằng sau, một đám trẻ đi theo. Áo bà thắt lưng bó que. Hai bên thành váy xắn cao, gọn gàng. Mỗi khi đến một ngã ba, bà đứng dừng lại. Bà gõ một hồi mõ; rồi chắp hai tay ra sau lưng, cất cao tiếng làm một bài vưà chửi vưà rủa:

- Ới thằng liền ông ! Ới con liền bà ! Ới đưá già ! Ới đưá trẻ ! Ới đưá nào hôm qua xỏ xiên gì nhà tao thì nó dỏng mái tai, gài mái tóc, gọi ông bà ông vải cụ kỵ nhà nó lên để nghe bà chửi, để nghe bà ể vào đầu lâu hoa cái nhà nó ó . . . ó . . . Nó đi đằng xuôi, chết đằng xuôi, nó đi đằng ngược, chết đằng ngược; đi tầu đắm tầu, đi ô tô, chẹt ô tô. Nhà nó đương đông đàn, dài lũ thì chết lăn đùng thổ tả cả ra . . .

Và còn nhiều nưã, dài nưã. Mỗi một lần gõ mõ để dọn một câu, bà lại có thể đổi ra đủ các thứ bài chửi khác nhau. Mặt bà bình thản, tự nhiên y như khi bà đang ngồi quay tơ ở trong nhà. Bởi đó cũng là một việc quen thuộc vậy.

Về sự lắm điều ở làng Nha, bà Ba đã nổi tiếng. Ngày trước, đến năm hai mươi tám bà mới có chồng. Chỉ vì, tuy là con gái, mà bà đã chua ngoa quá lắm. Cả làng, không ông bà nào dám rước cái cuả "đứt dây trên trời rơi xuống" về cho con cái nhà mình. Ở với bà Nhiêu Thục - hồi ấy còn mồ ma bà Nhiêu - một tháng có ba mươi ngày thì đôi chị dâu em chồng cãi nhau đủ hăm chín ngày rưỡi. Về sau, có một người đàn ông goá ở bên Phú - gia nhờ người sang manh mối, lấy bà. Tất nhiên là cái tiếng lắm điều cuả bà người ta không hay biết chi. Cứ đàn ông goá mà tóm được gái tân, đã là may mắn lắm rồi. Cái báo chướng được rước đi . . . Bà Nhiêu mừng. Chắc hôm cưới bà cũng có ném gạo muối theo. Nhưng cái sở trường cả tiếng cuả bà Ba, sang bên Phú - gia, chẳng may lại không hợp đất. Chồng bà là một anh tính hay cục. Mỗi khi bà sang sác mồm, anh ta rút ngay rõi cưả phang liền. Lắm điều nhưng nhát đòn, bà phải câm miệng hến ngay. Lâu dần, sự sợ hãi biến thành thói quen, bà cũng bớt mồm bớt miệng đi được nhiều. Cái tiếng ấy bay về bên làng Nha, người ta nói rằng thế là ông bốn tai gặp bà hai đầu vậy. Bà ở với chồng mười năm, cũng không đẻ đái gì. Một hôm, chồng bà cãi nhau với một người làng. Đôi bên cùng tức khí, liền nện nhau. Người kia cầm cái giáo quạt đại, choảng vu vơ thế nào lại trúng vào tinh mũi ông ta. Ông ngã bổ chửng và nằm nhuôi ra . . . chết. Việc lên đến quan, người kia bị kêu án năm năm tù. Người ta không có một chút nào mà bồi thường. Thế là bà Ba mất chồng rất tự nhiên. Bà đến ở với gia đình nhà em chồng, nhưng không có ai kềm chế, cái thói xưa cuả bà lại bùng dậy. Tuy ở nhà người ta mà không mấy ngày bà không cãi nhau với em dâu. Bác với thiếm đánh nhau ơi ới. Song về bên cánh cuả họ đông quá: chồng, vợ, bốn đưá con và cả tứ bề hàng xóm nưã. Bà Ba chỉ có mỗi một mồm đành chiụ thua. Chẳng bao lâu, bà dọn về ở bên Nha. Khi ấy bà Nhiêu ốm bệnh tê, đã qua đời từ mấy năm trước. Bà Ba ở với anh, ăn giúp làm đỡ vào đấy. Đầu đã ngả hai thứ tóc - đã năm mươi dư rồi ! - Nên bà Ba không còn quang quác cái mồm miệng như xưa. Vả lại, bây giờ ăn nhờ ở đậu, anh là đàn ông, các cháu thì bé, xung quanh không thể có người đàn bà tương đương nào để bà cãi nhau. Ông Nhiêu Thục lại nghiện rượu . Mỗi khi ông say mà nghe bà Ba cãi nhau léo xéo thì dù có chân bà là sắt ông cũng phang cho đến gẫy.

Đã lâu lắm,bây giờ mới được nghe bà Ba chưởi ruả con cà và con kê, có ngành có ngọn. Bởi vì bà tức quá. Đưá nào vô phúc đã dán cái giấy kia. Nó quên tài chức cuả bà rồi hay sao ? Bà có thể trồng cây chuối ngược lên mà chưởi suốt tháng. Bà có thể chửi đưá nào đưá ấy và cơm vào miệng rồi mà phải nôn tháo cả ra. Bà đi chửi từ đầu làng đến cuối làng, từ xóm Giếng đến xóm Đình, ra xóm Mới, vào xóm Lẻ, khắp các ngã ba, ngã tư. Lũ trẻ đi theo rều rễu, họp thành một cái đuôi dài đáo để. Có đưá bỏ cả đánh suốt để đi theo, xem bà Ba chửi, bố nó phải chạy theo, đánh đuổi nó về. Thành thử khắp làng cứ nhộn lên thôi.

Đến tận chiều xẩm, khan cả tiếng, bà mới chiụ vác mõ và dùi trở về nhà. Bà đe rằng ngày mai bà lại chửi nưã. Bà còn chửi mãi khi động đến mồ mả nhà đưá nào ấy, khiến nó ăn uống, ngồi đứng không yên, phải đến tận cưả nhà bà mà lạy, bà mới chịu thôi. Kể bà chửi cũng hay thực. Hôm nay, có nhiều bà và nhiều cô con gái cố lắng nghe học lỏm lấy những câu hóc hiểm để hòng có bận nào chửi nhau với ai chăng !


TRƯỞNG KHIẾU, CON TRAI LỚN

Bà Ba về nhà, trời vưà chạng vạng tối. Ông Nhiêu đã bảo thợ nghỉ dệt. Ông ngồi uống rượu ở trên cái chõng tre, kê ngoài đầu hiên. Một chai rượu trắng để bên một điã đậu nướng, với một chút muối. Ông nhắm có vậy. Mà thế còn có hơi đồ nhắm, nhiều khi, ông chỉ uống rượu suông với rau muống.

Ông Nhiêu vào hạng rừ rượu trong làng. Trước ông cũng được tiếng là đứng đắn, không nát lắm như nhiều người khác. Lúc thường, chọc mồm ông cũng chẳng nói một câu, lúc rượu vào ông cũng chỉ ba hoa ít nhiều, rồi ông đi ngủ khì. Nhưng bây giờ ông không còn giữ hẳn được nết ít nói như xưa nưã. Bởi ông uống rượu nhiều đã thành lệ mà hoá ra nghiện. Cũng chỉ vì ông ta buồn về một chuyện gia đình. Thằng trưởng Khiếu là con trai lớn cuả ông. Nó đã có vợ con rồi. Trước nó vẫn làm ăn với ông; về sau, không biết nó đã nghe ai xui xiểm cứ một mực nằng nặc đòi cho vợ chồng nó ra ở riêng. Bấy giờ bà Nhiêu cũng đã về với ông Vãi rồi. Ông thì nghĩ rằng nhà neo người, có mỗi mình nó là nhớn, mấy bố con hãy dùm dúm lại với nhau, đợi bao giờ chúng nhớn nhao cả, ông sẽ liệu lo cho đưá nào có phần nấy. Nhưng phải thằng trưởng Khiếu là đưá mất dậy. Nó cứ nói với mọi người rằng ông tham lam, cái gì cũng chỉ muốn vơ vào mình, không muốn cho con cái khá. Nó lại mượn giọng rượu để nói láo. Tức mình ông Nhiêu đánh nó. Ông già rồi, đánh vào lưng nó như rũ bụi, không thấm thiá. Nó lại càng nói bậy hơn. Nó giả say, say trong lúc tỉnh, để nói hỗn với bố. Rồi một hôm, hai bố con cãi nhau. Trưởng Khiếu đang cơn cáu, thấy bố chửi và sỉ mắng thì tức lắm, cũng chửi và sỉ lại bố đủ điều. Ông Nhiêu hầm hầm vác cái đòn ống đuổi đánh nó. Khiếu lại tức mình, giằng lấy đòn ống, phết ông Nhiêu một trận nên thân. Phải có hàng xóm đổ sang lôi nó ra, nó mới chịu thôi. Hôm sau, nó lẻn ăn cắp cuả ông ba cái mâm đồng, một cái nồi đồng, một cái chậu thau, mười con tơ mái đem bán đi, rồi ra làm nhà ở một miếng đất công phiá đầu xóm, không ở với bố nưã. Bố con gặp nhau cũng chẳng chào hỏi. Ngày rằm tháng ấy, ông Nhiêu mang một cơi trầu, một chai rượu ra đình, tường hội đồng làng rằng ông ông từ thằng trưởng Khiếu, chẳng bố con gì với nó từ giờ. Nghe tin ấy, trưởng Khiếu cười mà nói với mọi người ta rằng: "Ông ấy từ tôi để khỏi phải chia cuả cho tôi đấy. Nhưng hương hoả mả dài nhà ông ấy thì có đếch gì. Đời cái thằng tôi, tôi có cần đâu !" Ông Nhiêu căm lắm, và càng chán mà uống rượu tợn. Bắt nghiện từ đấy.



CÁI NGÂY: CON GÁI RƯỢU

Ngữ của ông là mỗi chiều uống năm xu. Nhưng hôm nay ông uống hơn năm xu. Ngây đã lên đèn dệt cửi mà ông vẫn còn ngồi uống tì tì. Bà Ba đoán chắc có sự khác thường. Ngây im lặng, rầu rĩ đưa thoi. Từ sáng nàng ủ dột âu sầu, khóc thầm mấy bận. Thằng Tuế đã đọc lại cho nàng nghe cái tờ giấy ghê gớm nọ.

Chao ôi ! Bao nhiêu người đã đọc cái giấy này. Mọi người đều biết cả. Cả anh Hời cũng biết nữa. Nàng chẳng dám đi ra ngõ; và ở trong nhà, nàng cũng cúi mặt xuống đất, không muốn ngửng lên nhìn ai. Đưá khốn nạn nào đã vu oan cho nàng. Chẳng biết có ai cho là nàng bị oan uổng không. Ở cái đời bới bèo ra bọ này, người ta chỉ đợi cho nhau có điều không phải để mà cười thôi.

Ông Nhiêu vẫn uống rượu. Ông uống cạn già nửa chai rồi. Ánh đèn trong khung cửi chiếu ra, hắt bóng ông và bóng chai rượu gật gù trên vách. Bỗng ông đứng dậy, chuệnh choạng đi vào trong nhà.

- Ra tao bảo, Ngây!

Nghe bố gọi, Ngây cắm mũi văng xuống mặt lĩnh, rồi đi ra ngoài hiên. Bà Ba ngồi dưới nhà quay tơ. Trong nhà, về ban đêm, mỗi người có một việc riêng, không mấy khi ai ngồi nói chuyện gì với ai. Thằng Toản chỉ có cái việc chập tối thì ra ngõ đóng cửa, vào trèo lên giường, xát hai chân vào nhau cho sạch đất rồi lăn ra ngủ. Chỉ về mùa rét, hôm nào chị Ngây có nhắc, nó mới nhớ đến rửa chân. Bây giờ nó đã đánh được một giấc ngon.

Ông Thục thủ sau lưng cái gậy. Ngây nhớn nhác nhìn bố. Ông Nhiêu thở ra phè phè, nói bằng một giọng rền rĩ khác hẳn cả tiếng hàng ngày ông vẫn nói:

- Con ơi ! Con làm hại bố ! Ớ con ơi ! Con làm hại bố.

Ừ, con ông nó làm hại con ông thực. Nó là con gái. Nó làm cái trò gì mà để đến nỗi người ta phải đàm tiếu, người ta dán giấy ở cửa đình mà chửi cho như thế. Ối trời ơi ! Ông làm gì mà nó phải nuôi ông! Bảo rằng có đứa nào thù cho nên nó mới xỏ nhà mình. Thì không chọc, không trêu tức, làm sao nó lại thù! Cho là con ông có chính chuyên lắm, đứng đắn lắm, nhưng mà để chúng nó nói đến cả nhà ông là cái thằng đẻ ra nó ấy cũng là hư rồi.

- Con mẹ mày chết rồi, không ai dạy mày cho nên mày mới làm cho nó chửi ông. Ối con ôi là con ôi! Ông nghĩ ông căm lắm. Tao phải cho mày một trận, nghe chưa? Nằm xuống đây . . . Nằm xuống đây . . .

Ngây vẫn đứng yên. Ông Nhiêu giơ gậy lên, vụt một gậy ngang lưng. Ngây kêu rú, chạy vào khung cửi. Ở dưới nhà, bà Ba nghe tiếng, nhào lên thì thấy hai bố con đang đuổi nhau quanh cái phản giữa. Bà xô vào.

- À con mụ này lại muốn lôi thôi cái gì ? Ông phang hụt một gậy . . .

- Con bà cô ! Ông quật chết tươi đong đỏng bây giờ!

- Làm cái gì thế ! Hàng xóm người ta nghe tiếng.

- Mặc cha bố con ông.

Rồi ông Nhiêu lại hầm hè đuổi con gái. Ngây chạy thoát ra sân. Ông lập cập theo, vấp phải bậc cửa, ngã rụi xuống. Rượu đã ngấm đến cực độ, khiến ông không thể cất nổi đầu nữa. Ông chúi xuống, bò đi kềnh càng như một con cua. Ông khua hai tay, rồi khuỵu hẳn xuống. Thế là ông kêu lên rền rền: "Gậy cuả tôi đâu ? . . . Đánh bỏ mẹ nó đi ! . . . Tôi có say đâu ? . . ."

Tự nhiên, ông cong cổ lên, hoác miệng ra mà nôn thốc một hồi. Cơm phòi từng đống.

Như cũng đã từng quen những cuộc say sưa như thế, bà Ba để yên ông Nhiêu mửa một lúc thực lâu rồi gục hẳn xuống, như một con gà đã bị cắt tiết, bị ngeọ oặt cái cổ, bà mới vào lấy một chiếc chiếu. Bà giải chiếu xuống cạnh chỗ ông Nhiêu nằm. Bà lấy tro dưới bếp đổ lên những đống cơm mửa. Rồi bà lăn ông Nhiêu vào giưã chiếu, kéo một nửa lên đắp. Ông nằm giang chân, giang tay. Mồm lảm nhảm những câu đầu Ngô mình Sở, chắp chắp nối nối chẳng ra nghiã lý gì cả.

Bà Ba tắt đèn khung cửi. Ngây nằm gục trên phản, tức. Chẳng nói gì, bà Ba lò dò xuống nhà ngang ngủ. Một lúc sau thì những câu nói bơ vơ cuả ông Nhiêu đổi ra thành những điệu ngáy bỗng trầm.

Đến sáng ông vẫn nằm tùm hum trong chiếu, hai chân đen và khô khẳng thò ra ngoài nom rờn rợn và lạnh lẽo như một xác chết.

Tô Hoài
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét