AN LẠC MÙA CHAY - MÓN CHAY DÂNG MẸ (BÌA MỀM) - Tác giả: Hồ Đắc Thiếu Anh

Ngày nay, khi môi trường sống ngày càng trở nên bất an, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro đe dọa đến sức khỏe và tinh thần con người thì vấn đề ăn chay, ăn kiêng hoặc ăn những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đã trở nên phổ biến hơn. Ăn chay không còn là nếp sống của riêng giới tu sĩ Phật giáo mà đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của nhiều giới, nhiều thành phần xã hội.

>>> Xem thêm: truyện tranh thiếu nhi

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những người ăn chay hoặc ăn những thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường có sức khỏe tốt hơn, ít bệnh tật hơn và sống thọ hơn so với những người sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật. Tuy nhiên, từ nguyên thủy, ăn chay trong đạo Phật không lấy việc chăm sóc sức khỏe làm mục đích, mặc dù đó là một hệ quả hiển nhiên, mà xem ăn chay là một pháp tu tập nhằm nuôi dưỡng lòng Từ, ngăn ngừa nghiệp sát, tránh làm tổn hại đến sinh mạng của chúng sanh dù trực tiếp hay gián tiếp. Khi lòng Từ bi được nuôi dưỡng, lớn dần lên thì thân và tâm ta mới có sự an bình nội tại, tâm thức ta cũng trở nên trong sáng, khoáng đạt và nhẹ nhàng hơn, có sự mẫn cảm tốt hơn đối với nỗi khổ đau của những người xung quanh cũng như muôn loài. Với ý nghĩa đó, thức ăn chay chính là thực phẩm nuôi dưỡng lòng Từ bi, và Từ bi là mảnh đất giúp cho Trí tuệ nảy mầm và phát triển.

>>> Xem thêm: sách giảm giá

Với Huế, vùng đất từ bao đời được xem là kinh đô Phật giáo, nơi mà giáo lý Từ bi và Trí tuệ của Đức Phật thấm đẫm trong mỗi ngọn cỏ cành cây, trong nếp sống thường nhật của người dân thì việc ăn chay đối với người Huế cũng là một sinh hoạt hết sức tự nhiên. Ẩm thực chay xứ Huế vì vậy không chỉ được biết đến qua nếp sống thanh đạm ở chốn thiền môn, ở trong dân gian, mà còn lan truyền vào tận chốn cung đình. Các vị chúa mở đầu triều Nguyễn đã biết lấy Phật giáo làm nơi quy hướng tâm linh, có vị đã quy y, thọ Bồ-tát giới, và tất nhiên ăn chay đối với họ cũng là một phương thức để di dưỡng tinh thần hướng thượng. Khác với món chay dân dã, hay món chay thanh đạm của thiền môn, những món chay cung đình thường được chế biến công phu và tinh xảo hơn qua đôi bàn tay khéo léo của các đầu bếp trong đội Thượng Thiện, được thực hiện trong mỗi dịp trai giới của vua quan triều Nguyễn. Qua thời gian, cùng với những món chay thanh đạm của thiền môn và món chay dân dã ở trong dân gian, những món chay Thượng Thiện ở chốn cung đình đã tạo nên một nét văn hóa đặc sắc của ẩm thực chay xứ Huế.

>>> Xem thêm: sach day nau an

Tác giả Hồ Đắc Thiếu Anh, vừa là nhà thơ, vừa là chuyên gia ẩm thực, xuất thân trong một gia đình trâm anh, nề nếp tại đất Thần Kinh, từ nhỏ đã được thừa hưởng truyền thống kính tín Tam Bảo của gia đình, được gần gũi các bậc Tôn sư, đặc biệt là được thừa hưởng cả những phẩm tính khéo léo về nữ công gia chánh từ người mẹ của mình. Suốt một đời tâm niệm giữ gìn "món chay của mẹ", cũng là "món chay của Huế" qua sự chắt chiu trong nếp sống hằng ngày, qua những truyền trao kinh nghiệm cho những người đi sau, và qua những trang viết nặng trĩu tình với Huế. Cuốn sách An Lạc Mùa Chay - Món Chay Dâng Mẹ này là một sẻ chia kinh nghiệm với những ai yêu mến và quan tâm đến ẩm thực chay xứ Huế, như tác giả đã có lần tâm sự: đó chỉ là đóng góp một chút tâm sức được kết tụ từ nhân duyên của các bậc tiền bối, là một chút hương hoa của kẻ hậu sinh góp vào trang ẩm thực quê nhà.

Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả!

PL. 2558. Huế, mùa an cư năm Giáp Ngọ - 2014

Thích Nữ Minh Tú
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét